– Những trường hợp không cần hóa đơn đầu vào:
+ Đầu tiên, luật có quy định những trường hợp mà khi cá nhân, tổ chức kinh doanh không cần có hóa đơn khi nhập/mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào:
Hộ kinh doanh cá thể không cần hóa đơn nhưng sẽ phải lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào (có mẫu 01/TNDN theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC) nếu thực hiện mua hàng hóa với các mặt hàng là nông sản, thủy hải sản của người đánh bắt trực tiếp, người nuôi dưỡng, sản xuất trực tiếp bán ra; là sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng vật liệu tự nhiên (đay, cói, tre, mây, vỏ cây dừng, sọ quả dừa, rơm, lá,….) hoặc các nguyên liệu khác được tận dụng sử dụng từ sản phẩm nông nghiệp do người sản xuất thủ công không thực hiện trực tiếp kinh doanh bán ra; là các vật liệu đất, đá, cát sỏi do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác mà không vi phạm pháp luật về khai thác tài nguyên trực tiếp bán ra; là phế liệu – những sản phẩm hay vật liệu thu lại từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để tái sử dụng; là đồ dùng, tài sản hoặc dịch vụ do cá nhân, hộ gia đình không kinh doanh trực tiếp bán ra; là hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ gia đình thực hiện kinh doanh có mức doanh thu một năm dưới 100 triệu đồng (mức doanh thu quy định hiện nay bắt đầu phát sinh thuế giá trị gia tăng).
Như vậy, nếu hàng hóa mua vào mà không thuộc những trường hợp trên thì hộ gia đình khi nhập/mua hàng hóa, dịch vụ có thể cần có hóa đơn đầu vào để hợp lệ được số hàng hóa, dịch vụ này khi kinh doanh
+ Thứ hai, theo quy định pháp luật thì khi bán hàng hóa, dịch vụ mà có giá trị thanh toán nhỏ hơn 200.000 đồng thì không cần lập hóa đơn trừ trường hợp là người nhập/mua hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Nên, chỉ trừ khi hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu thì việc nhập hàng hóa, dịch vụ về để kinh doanh với giá trị dưới 200.000 đồng của cá nhân, tổ chức kinh doanh khác thì không cần phải hóa đơn đầu vào.
– Loại trừ hai trường hợp trên thì việc hộ kinh doanh cá thể nhập/mua vào hàng hóa, dịch vụ thì bắt buộc phải có hóa đơn.
Hóa đơn ở đây có thể là hóa đơn giá trị gia tăng – hóa đơn VAT, hay hóa đơn đỏ hoặc hóa đơn bán hàng – hóa đơn trực tiếp. Theo khái niệm phân loại thì hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn của doanh nghiệp sử dụng khi tính thuế theo phương pháp khấu trừ còn hóa đơn bán hàng thường là hóa đơn của cá nhân, hộ kinh doanh khác sử dụng khi tính thuế theo phương pháp trực tiếp.
Nên, hộ kinh doanh cá thể nhập vào hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên và không thuộc trường hợp lập Bảng kê mua mẫu 01/TNDN thì phải có hóa đơn: nhập hàng hóa từ doanh nghiệp thì cần có hóa đơn đầu vào là hóa đơn giá trị gia tăng; còn nhập hàng hóa từ những cá nhân, tổ chức kinh doanh khác (ví như hộ kinh doanh khác) thì cần có hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng.
Nếu hộ kinh doanh cá thể không có hóa đơn đầu vào khi cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng mà hộ kinh doanh không chứng minh được xuất xứ hàng hóa có thể bị xử phạt hành chính. Tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 185/2013/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm liên quan về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.
Khi hộ kinh doanh cá thể nhập/mua vào hàng hóa mà không có hóa đơn, chứng từ hoặc không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa thì có thể bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 40.000.000 đồng kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu hàng hóa – tang vật vi phạm. Ngoài hình phạt chính (phạt tiền) và hình phạt bổ sung thì chủ thể thực hiện hành vi vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: tiêu hủy tang vật, buộc thu hồi tang vật vi phạm để tiêu hủy,…
Vậy để không bị xử lý pháp luật, hộ kinh doanh cá thể phải chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong khi nhập/mua vào hàng hóa. Việc chứng minh thể hiện bằng: hộ kinh doanh cá thể lấy hóa đơn (hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng – hóa đơn trực tiếp) thanh toán, những bằng chứng giao dịch (ví dụ như bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ,…) và khi bị kiểm tra thì hộ kinh doanh cá thể xuất trình hóa đơn thanh toán hoặc bằng chứng giao dịch khi mua vào hàng hóa cho cơ quan quản lý thay cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trên đây là nội dung pháp luật quy định về hộ kinh doanh cá thể có cần hóa đơn đầu vào hay không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực thuế – kế toán hãy liên hệ với Luật Dương gia để được giải đáp. Một số dịch vụ mà công ty cung cấp như:
+ Tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài 19006568
+ Tư vấn về hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra của doanh nghiệp
+ Tư vấn về kê khai, quyết toán thuế doanh nghiệp
+ Tư vấn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.