Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể

Vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể

Mô hình hộ kinh doanh cá thể ngày càng phổ biến ở nước ta. Mặc dù là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ phổ nhưng rất được nhiều người quan tâm. Nhiều người vẫn còn thắc mắc về vốn diều lệ khi kinh doanh cá thể? Vậy vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể hiện nay bao nhiêu là đủ và có cần phải chứng minh khi thành lập hộ kinh doanh cá thể không? Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cụ thể cho các bạn.

1. Vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể là gì?

Vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể


Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh cá thể là một loại hình kinh doanh, trong đó:

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.”

Như vậy vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể chính là vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm các cá nhân bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đây còn là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các cá nhân góp vốn.

2. Quy định về vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể theo pháp luật

Hiện nay pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Bởi vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu không bắt buộc theo một mốc nào cả, nó tùy thuộc vào khả năng của chủ hộ và tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề mà người đăng ký hướng đến. 

Vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể


Việc chọn số vốn điều lệ cũng tùy thuộc vào nền tảng và kinh nghiệm của chủ hộ kinh doanh. Nếu là hộ kinh doanh mới chưa có kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý kinh doanh thì nên để số vốn vừa phải, trong khả năng của mình. Còn hộ kinh doanh mà người đứng đầu đã có kinh nghiệm lâu năm, nắm chắc việc điều hành, quản lý thì có thể đăng ký với số vốn lớn. Trường hợp chưa có kinh nghiệm nhưng việc kinh doanh sau một khoảng thời gian hoạt động có dấu hiệu phát triển ổn định thì cũng có thể đăng ký tăng vốn điều lệ lên cao hơn.

Ngoài ra, khi thành lập hộ kinh doanh cần lưu ý những ngành, nghề có vốn pháp định thì mới yêu cầu cần có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, còn ngành nghề không có quy định thì không cần.

3. Những lưu ý về vốn điều lệ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể


Hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào các 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hằng tháng cho hộ kinh doanh:

- Vốn cao hay thấp.
- Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm.
- Mặt hàng của hộ kinh doanh này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không?

Theo Khoản 1 Điều 3, Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CPP ngày 04/10/2012 quy định mức lệ phí môn bài mà hộ kinh doanh phải đóng:

“1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.”

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về quy định vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể của mọi khách hàng, hy vọng sẽ giúp ích những khách hàng có ý định thành lập doanh nghiệp mà còn đang phân vân về việc phải chọn vốn điều lệ và có 1 lựa chọn sáng suốt khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.