Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Hộ kinh doanh có 2 địa điểm kinh doanh

Hộ kinh doanh có 2 địa điểm kinh doanh

Hộ kinh doanh là một mô hình kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hộ kinh doanh luôn băn khoăn, thắc mắc rằng liệu hộ kinh doanh có được kinh doanh tại nhiều địa điểm hay không? Để giải quyết thắc mắc này, chúng tôi cập nhật thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có 2 địa điểm kinh doanh


Có thể nhiều người sẽ trả lời được câu hỏi: hộ kinh doanh cá thể là gì? Tuy nhiên không phải ai cũng biết các đặc điểm của hộ kinh doanh.Căn cứ theo các quy định điều chỉnh về hộ kinh doanh cá thể tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có thể rút ra một số đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:

Thứ nhất, hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân do không có tài sản riêng, tài sản của cá nhân/thành viên hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh không tách bạch với tài sản của hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh cũng không có con dấu, không được mở văn phòng đại diện, chi nhánh nhưng hộ có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách mở nhiều địa điểm kinh doanh.

Thứ hai, cá nhân/ thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh của hộ. Bản chất này của hộ kinh doanh cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân: nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài riêng để thanh toán các nghĩa vụ tài sản phát sinh. 

Tuy nhiên, cách thức thanh toán nợ khi doanh nghiệp tư nhân khác với hộ kinh doanh: Việc thanh toán nợ khi mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp tư nhân tuân theo quy định của luật phá sản; hộ kinh doanh do không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật phá sản nên chỉ có thể căn cứ theo quy định của bộ luật dân sự.

Thứ ba, hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh mang tính nghề nghiệp thường xuyên, nghĩa là hộ kinh doanh hoạt động một cách chuyên nghiệp.

2. Hộ kinh doanh có thể mở 2 địa điểm kinh doanh được không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có quy định về hộ kinh doanh như sau:

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”

Theo đó các cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Hộ kinh doanh có 2 địa điểm kinh doanh


Hiện nay nhiều hộ kinh doanh được thành lập và phát triển, nhiều chủ hộ kinh doanh muốn mở rộng địa điểm kinh doanh bằng phương thức thành lập thêm nhiều địa điểm để hoạt động kinh doanh. Việc mở rộng địa điểm kinh doanh cho hộ kinh doanh đã được pháp luật quy định rõ ràng tại Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:

“1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại”

Theo quy định trên, hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, nhưng phải có 01 nơi kinh doanh là trụ sở chính của hộ kinh doanh, ở những địa điểm kinh doanh khác hộ kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế (chi cục thuế cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) và cơ quan quản lý thị trường nơi những địa điểm kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh.

Như vậy, theo quy định hiện hành, hộ kinh doanh được kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau khi đã thông báo cho cơ quan nhà nước: cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường tại nơi địa điểm kinh doanh này hoạt động.

Việc quy định như vậy đã tạo điều kiện cho hộ kinh doanh được mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh, thúc đẩy kinh tế tại các địa phương phát triển, tạo việc làm cho người lao động.

3. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có 2 địa điểm kinh doanh


Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
- Số lao động;
- Bản sao CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
- Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sao y chứng thực.
- 02 bản sao y công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có).
- Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng).
- Số lượng hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể: 01 bộ.

Thẩm quyền tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh cá thể

Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đặt trụ sở chính.

4. Quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có 2 địa điểm kinh doanh


Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.