Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Hộ kinh doanh cá thể có được mở chi nhánh?

 Hộ kinh doanh cá thể có được mở chi nhánh?

1. Quy định pháp luật về hộ kinh doanh
Theo pháp luật về doanh nghiệp, hộ kinh doanh được pháp luật quy định như sau:

– Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Hộ kinh doanh cá thể có được mở chi nhánh?
– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

– Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
2. Quy định về thành lập hộ kinh doanh

Hiện nay, Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về vấn đề, cụ thể:

“Điều 67. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
- Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.

Hộ kinh doanh cá thể có được mở chi nhánh?

-  Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

Hộ kinh doanh cá thể có được mở chi nhánh?


- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

Hộ kinh doanh cá thể có được mở chi nhánh?

    Theo quy định trên, mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Điều đó có nghĩa, hộ kinh doanh sẽ không được phép mở thêm chi nhánh.

     Bởi, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Nếu mở thêm chi nhánh, tức phải mở rộng địa điểm kinh doanh.
Khi đó, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh không còn là một địa điểm cố định nữa. Vì vậy, việc mở thêm chi nhánh của hộ kinh doanh là trái với quy định của pháp luật.
     
Như vậy, nếu muốn mở rộng kinh doanh, bạn có thể chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh sang doanh nghiệp. Hiện nay, nhà nước đang có những chính sách tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các hộ kinh doanh khi chuyển đổi sang doanh nghiệp, cụ thể là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Hộ kinh doanh không được mở chi nhánh hoạt động

    Hộ kinh doanh không được thành lập chi nhánh như một số loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH, Công ty cổ phần,…).

   Thứ nhất, về quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
– Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

– Cá nhân, hộ gia đình nêu trên chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

– Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

4. Vì sao hộ kinh doanh không được mở chi nhánh
    Theo quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh nêu trên, mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Điều đó có nghĩa, hộ kinh doanh sẽ không được phép mở thêm chi nhánh.

     Bởi, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Nếu mở thêm chi nhánh, tức phải mở rộng địa điểm kinh doanh. Khi đó, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh không còn là một địa điểm cố định nữa. Vì vậy, việc mở thêm chi nhánh của hộ kinh doanh là trái với quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu muốn mở rộng kinh doanh, hộ kinh doanh có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.