1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh cá thể là cá nhân hoặc hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh cá thể hội tụ đủ những tiêu chí sau:
- Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi.
- Địa điểm đăng kí kinh doanh tại một địa điểm xác định.
- Sử dụng số lượng lao động dưới 10 người…
Hiện nay, hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam có số lượng đông đảo và phải thực hiện các nghĩa vụ thuế sau: Thuế giá trị gia tăng nộp căn cứ doanh thu hàng năm – Thuế môn bài nộp theo mức thu nhập tháng & Thuế thu nhập cá nhân
⇒ Bên cạnh đó, hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
Hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh quy mô nhỏ, thường là trong gia đình dưới 10 lao động – Hộ kinh doanh không có dấu tròn phân biệt với “Công ty”
2. Hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế không?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ – CP ngày 1 tháng 1 năm 2017 về các đối tượng được miễn nộp thuế môn bài và mức nộp thuế môn bài với từng trường hợp như sau:
Điều 3. Miễn lệ phí môn bài
Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:
1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
4. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
5. Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
7. Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài
1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác:1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
3. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
4. Tổ chức quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
Trường hợp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
5. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2015 dành cho đối tượng là cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình kinh doanh phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng như sau:
Điều 1. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:
a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
b) Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
c) Hợp tác kinh doanh với tổ chức.
d) Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
2. Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
3. Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp
3.1 Lệ phí thuế môn bài
Kê khai thuế môn bài hộ kinh doanh cá thể phải đăng ký nộp thuế môn bài ngày tháng đầu năm của năm dương lịch. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thì nộp thuế môn bài ngày tròn tháng bắt đầu kinh doanh.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:
Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm
Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm
Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm
⇒ Đối với hộ kinh doanh chỉ có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì được miễn nộp thuế môn bài (hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế)
Ngoài ra có 3 trường hợp khác được miễn thuế môn bài như là:
– Hộ kinh doanh sản xuất muối
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên
– Không có địa điểm cố định và tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá (hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế)
LƯU Ý: Nếu hộ kinh doanh mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.(hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế)
Ví dụ: Hộ kinh doanh anh A thành lập tháng 10/2019 và doanh thu của 5 tháng kinh doanh thực tế là 75 triệu đồng (trung bình 15 triệu/tháng) thì doanh thu tương ứng của 1 năm là 180 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, anh A phải nộp thuế môn bài là 150.000 đồng (1/2 thuế môn bài vì thành lập 6 tháng cuối năm)
3.2 Lệ phí thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
a. Kê khai thuế GTGT – TNCN
Những hộ kinh doanh cá thể mới ra kinh doanh hoăc đang kinh doanh thì hàng tháng phải nhận tờ khai và thực hiện khai doanh thu kinh doanh chậm nhất là ngày 15 của tháng cuối kỳ(đối với hộ đang kinh doanh) hoặc ngày 15 của tháng bắt đầu kinh doanh.
– Riêng với các hộ mới kinh doanh: Phải thực hiện khai và nộp tờ khai chậm nhất vào ngày 20 của tháng bắt đầu kinh doanh. Các hộ đang thu thuế ổn định mà hết hạn thì thời gian khai và nộp tờ khai chậm nhất vao ngày 20 của tháng cuối kỳ ổn định,
– Riêng hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo kê khai: Phải kê khai hàng tháng và lập tờ khai thuế và nộp tờ khai trong 20 ngày đầu tháng tiếp theo (hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế)
b. Cách tính thuế phải nộp đối với hộ kinh doanh cá thể
* Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế là theo phương pháp khoán.
Nếu hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
– TH 1: Cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.
– TH 2: Cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm
Ví dụ: Bà An đã được cơ quan thuế thông báo mức thuế khoán phải nộp trong năm 2019. Nhưng đến tháng 9 năm 2019 bà An nghỉ kinh doanh thì bà An được giảm thuế khoán tương ứng với 4 tháng cuối năm 2019.
– Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất trong năm tính thuế (hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế)
Ví dụ: Hộ gia đình X được thành lập bởi 1 nhóm 3 cá nhân. Năm 2019 hộ gia đình X có doanh thu là 400 triệu đồng (>300 triệu) thì hộ gia đình X thuộc diện phải nộp thuế GTGT và Thuế TNCN trên tổng doanh thu là 400 triệu đồng.
Xác định số thuế phải nộp GTGT – TNCN:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
TH 3: Cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
– Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề (hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế)
* Mức doanh thu tính thuế GTGT, TNCN và tỷ lệ thuế GTGT, TNCN được quy định cụ thể theo quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
Tỷ lệ thuế GTGT là 1% – Tỷ lệ thuế TNCN là 0,5% cho phân phối, cung cấp hàng hóa
Tỷ lệ thuế GTGT là 5% – Tỷ lệ thuế TNCN là 2% cho dịch vụ, xây dựng không bao thầu NVL
Tỷ lệ thuế GTGT là 3% – Tỷ lệ thuế TNCN là 1,5% cho sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu NVL
Tỷ lệ thuế GTGT là 2% – Tỷ lệ thuế TNCN là 1% cho các hoạt động kinh doanh khác