Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Hộ kinh doanh cá thể vay vốn ngân hàng

Hộ kinh doanh cá thể vay vốn ngân hàng

Trước thông tin các hộ kinh doanh cá thể không được vay vốn ngân hàng theo Thông tư 39, nhiều người tỏ ra lo lắng vì phải làm thủ tục thành lập doanh nghiệp phức tạp, rườm rà, hoặc phải vay vốn với tư cách cá nhân sẽ có lãi suất cao hơn. Hàng loạt các thắc mắc xung quanh vấn đề vay vốn ngân hàng của hộ kinh doanh được đặt ra, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

1. Quy định về vay vốn ngân hàng của hộ kinh doanh 

Theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Thông tư 43/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành, từ ngày 15/3, các đối tượng không phải là pháp nhân (hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn.

Hộ kinh doanh cá thể vay vốn ngân hàng



Để vay vốn, các hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp (CN) hoặc chủ hộ phải tự đứng tên vay, bởi theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân. Do đó, NHNN đã bổ sung quy định về khách hàng vay tại tổ chức tín dụng chỉ là pháp nhân, cá nhân tại Thông tư 39 và Thông tư 43 để phù hợp với Bộ luật này.

2. Giải pháp cho các hộ kinh doanh vay vốn ngân hàng

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017), chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân và để phù hợp, Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung quy định vào Thông tư 39 (có hiệu lực từ ngày 15/3/2017), các đối tượng được vay vốn tại tổ chức tín dụng chỉ là pháp nhân, cá nhân. 

Như vậy, đối với các hộ kinh doanh, hộ gia đình… muốn vay vốn để kinh doanh, họ bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hoặc vay với tư cách cá nhân. 

Hộ kinh doanh cá thể vay vốn ngân hàng



Bà Nguyễn Thị Hoa, một hộ kinh doanh các mặt hàng tạp hóa, tiêu dùng (dưới dạng đại lý tổng hợp) ở đường Xuân La (phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) cho biết: “Năm ngoái, để mở đại lý này, tôi vay mượn được 300 triệu, sau đó làm thủ tục vay vốn ngân hàng hơn 400 triệu nữa. Bây giờ nghe tin muốn tiếp tục vay vốn, phải thành lập doanh nghiệp, tôi thấy nản quá. Vay với tư cách chủ hộ kinh doanh thì ngoài lãi suất được ưu đãi, thì việc quản lý, nộp thuế cũng khá đơn giản. Giờ thành lập doanh nghiệp phải làm thủ tục thành lập, khắc dấu, hàng quý, hàng năm phải báo cáo tài chính rất phức tạp”. 

Cũng như bà Hoa, chị Lê Vân Anh, một tiểu thương buôn bán nhỏ ở Chợ Canh (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, trước nay chị và rất nhiều người bạn ở chợ này chỉ quen làm ăn nhỏ lẻ. Tuy nhiên, mỗi cửa hàng mở ra, số vốn cũng lên tới cả trăm triệu đồng nên ngoài vốn gom góp được, họ phải vay mượn người thân hoặc ngân hàng. “Trong 10 hộ kinh doanh cá thể ở đây thì có ít nhất 4 – 5 người phải vay vốn ngân hàng. 

Nhu cầu buôn bán không lớn nên bảo thành lập doanh nghiệp thì chúng tôi không có kinh nghiệm để quản lý sổ sách, con dấu, chứng từ. Nếu bắt buộc, chẳng nhẽ chúng tôi phải thuê nhân viên để quản lý cái cửa hàng bé tí này? Mặt khác, lợi nhuận thì không nhiều, nếu vay với tư cách cá nhân (dưới dạng mua sắm) thì lãi suất cao, chúng tôi sao chịu nổi?”, chị Vân Anh lo lắng. 

Anh Nguyễn Hoàng Vinh (quê ở TP Vinh, Nghệ An), sinh viên mới tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân và hiện đang làm nhân viên cho một quán ăn trên đường Tô Hiệu (quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi đi làm thêm cho một vài quán ăn để lấy kinh nghiệm sau đó cùng bạn bè ở Hà Nội góp vốn để mở cửa hàng ăn uống. 

Chúng tôi đã gần như quyết định xong về việc kinh doanh, đang làm thủ tục vay vốn ngân hàng thì có thông tin này. Bên phía ngân hàng đã thông báo tạm thời dừng lại việc cho vay vốn nên chúng tôi phải bắt đầu lại mọi việc từ đầu. Nếu tính phương án lập công ty thì với quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, việc phải thuê các nhân sự phụ trách sẽ thêm tốn kém. Còn nếu các cá nhân đứng ra vay vốn dưới dạng vay tiêu dùng, vay mua sắm với lãi suất như hiện nay thì bước đầu khởi nghiệp sẽ rất khó có lãi”

3. Hộ kinh doanh có được vay vốn ngân hàng? Cần hiểu thế nào cho đúng?

Theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện trên cả nước có khoảng 5,6 triệu hộ kinh doanh cá thể. Hoạt động kinh doanh cá thể mang tính tự chủ cao, tự tìm kiếm nguồn lực, vốn, sức lao động. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là thành phần kinh tế nhạy bén trong kinh doanh, dễ dàng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và nền kinh tế. 

Thực tế đã chứng minh, các hộ kinh doanh cá thể đã tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm, dịch vụ ở mọi nơi, mọi lúc, đáp ứng nhu cầu của xã hội, đóng vai trò vệ tinh cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Có những ngành nghề nếu tổ chức sản xuất tập thể hoặc do Nhà nước đảm nhiệm với quy mô lớn sẽ không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp hơn so với việc tổ chức sản xuất nhỏ ở các hộ gia đình.

Hộ kinh doanh cá thể vay vốn ngân hàng



Sau khi thông tin Thông tư 39/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/3, các đối tượng không phải là pháp nhân (hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân – PV) không đủ tư cách chủ thể vay vốn. Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước cho biết: Quy định về chủ thể tham gia quan hệ dân sự (bao gồm cả hợp đồng vay vốn) chỉ bao gồm cá nhân, pháp nhân đã được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. 

Quy định về khách hàng vay vốn tại Thông tư 39 là thực hiện (phải bảo đảm phù hợp với Bộ luật Dân sự 2015) quy định đã có hiệu lực của Bộ luật Dân sự 2015. Trước việc nhiều người cho rằng, các hộ kinh doanh nếu không chuyển đổi thành doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, phía NHNN cho biết: Lãi suất vay do tổ chức tín dụng quyết định tùy thuộc vào mục đích vay vốn (kinh doanh hay tiêu dùng), thời hạn vay, mức độ rủi ro, tính khả thi của phương án vay vốn, chi phí đầu vào của từng tổ chức tín dụng.

Theo ông Trương Thanh Đức, Chủ tịch Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng thì quy định trong Thông tư 39 chỉ đơn thuần điều chỉnh lại để làm rõ thuật ngữ, khái niệm. Việc bỏ chủ thể vay vốn hộ gia đình, hộ kinh doanh chỉ là thay đổi vỏ hình thức là tên gọi. “Theo đó, từ nay trở đi, hộ gia đình, hộ kinh doanh sẽ giao dịch với tư cách của cá nhân, chứ chủ hộ không còn đương nhiên đại diện cho hộ như trước đây nữa. 

Và trong thông báo mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ rõ, trường hợp vay phục vụ hoạt động kinh doanh, cá nhân có thể vay để đáp ứng nhu cầu vốn của chính cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ. Như vậy, để vay vốn, các hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp hoặc chủ hộ phải tự đứng tên vay. Nói cách khác, việc vay vốn sẽ tiến hành bằng danh nghĩa từng cá nhân, cá nhân tự chịu trách nhiệm trả nợ, chứ không phải với danh nghĩa hộ gia đình, hộ kinh doanh”, ông Trương Thanh Đức giải thích….