Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?

 Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?


Hộ kinh doanh là mô hình khởi sự kinh doanh phổ biến ở Việt Nam nhờ vào sự đơn giản về thủ tục gia nhập thị trường, ít ràng buộc về tổ chức quản lý, phù hợp với nhiều thành phần, lứa tuổi, vùng miền và không quá đòi hỏi cao về năng lực tài chính. Song hộ kinh doanh cá thể có con dấu không đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Con dấu là gì?

Hiện nay, khái niệm con dấu đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.

Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?



Con dấu quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.

2. Hộ kinh doanh cá thể có được sử dụng con dấu không?

Căn cứ tại Điều 1 Nghị định số: 58/2001/NĐ – CP về quản lý và sử dụng con dấu, con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và một số chức danh nhà nước, cụ thể như sau:

Điều 1. Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Con dấu được quản lý theo quy định của Nghị định này.

Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?



Căn cứ theo khoản 1 Điều 49 Nghị định số: 43/2010/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp hộ kinh doanh không được quyền làm và sử dụng con dấu, vì vậy khi hộ kinh doanh  khắc con dấu và sử dụng với mục đích kí hợp đồng (phần bên ký và đóng dấu) hoặc xuất hóa đơn (tại phần người bán hàng) và sử dụng như dấu pháp nhân (dấu tròn do Công an QLTTHC&ATXH cấp) là vi phạm pháp luật.

Điều 49. Hộ kinh doanh
-  Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Do vậy,  chỉ có thể sử dụng dấu vuông, dấu chữ ký, dấu logo thay nhằm mục đích cung cấp thông tin và thay thế phần thông tin doanh nghiệp (Địa chỉ, mã số thuế, số ĐKKD...) chứ không nên sử dụng như dấu pháp nhân theo quy định. Và với mục đích này thì hộ kinh doanh cá thể của bạn không phải trình báo và đăng ký sử dụng con dấu.

3. Làm con dấu hộ kinh doanh cá thể để làm gì ?

Việc khắc con dấu dành cho hộ kinh doanh là không bắt buộc, tuy nhiên nếu  có nhu cầu muốn làm con dấu này thì vẫn có thể đặt hàng khắc nhanh những mẫu dấu cho hộ kinh doanh của mình.

Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?



Hộ kinh doanh với số lượng nhân viên và quy mô kinh doanh tương đối nhỏ, các hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký từ cơ quan chức năng. Tuy nhiên dù là kinh doanh cá thể nhưng vẫn có những thông tin cơ bản và quý khách hoàn toàn có thể khắc con dấu với những nội dung này để sử dụng hằng ngày trong công việc.

4. Mẫu con dấu phổ biến cho hộ kinh doanh cá thể

Hẳn bạn đã hiểu về vấn đề liệu hộ kinh doanh cá thể có con dấu không. Hộ kinh doanh vẫn được sử dụng con dấu vuông để cung cấp thông tin. 

Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?



Các thông tin có trên con dấu của hộ kinh doanh cá thể:
- Tên của hộ kinh doanh cá thể;
- Mã số thuế của hộ kinh doanh được cơ quan thuế cấp;
- Địa chỉ của hộ kinh doanh cá thể.: