Theo quy định về quản lý thuế, có 3 loại thuế chính mà hộ kinh doanh gia đình, hay còn gọi hộ kinh doanh cá thể phải nộp gồm:
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
1. Cách tính lệ phí môn bài
Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của HKD đó, bao gồm 3 mức như sau:
Lưu ý: Nếu HKD mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm. Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Ví dụ: HKD chị M thành lập tháng 07/2019 và doanh thu của 5 tháng kinh doanh thực tế là 75 triệu đồng (trung bình 15 triệu/tháng) thì doanh thu tương ứng của 1 năm là 180 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, chị M phải nộp thuế môn bài là 150.000 đồng (1/2 thuế môn bài vì thành lập 6 tháng cuối năm).
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán, nhưng kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN (áp dụng như mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống). Kinh doanh thực tế bao nhiêu tháng/năm thì tính thuế chừng đấy tháng.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán và được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, tuy nhiên kinh doanh không trọn năm, thì cá nhân được giảm số thuế tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm. Ví dụ: Bà C đã được cơ quan thuế thông báo mức thuế khoán phải nộp trong năm 2020. Nhưng đến tháng 9 năm 2020 bà C nghỉ kinh doanh thì được giảm thuế khoán tương ứng với 4 tháng cuối năm 2020.
– Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân/hộ gia đình thì mức tính thuế GTGT và TNCN sẽ tính cho một người đại diện duy nhất. Nếu nhóm/hộ này có mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Ví dụ: Hộ gia đình A được thành lập bởi nhóm 3 cá nhân. Năm 2019 hộ gia đình A có doanh thu là 400 triệu đồng (>300 triệu) thì hộ gia đình A thuộc diện phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN trên tổng doanh thu là 400 triệu đồng.
– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế sẽ căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
– Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề.
Lưu ý:
* Mức doanh thu tính thuế GTGT, TNCN và tỷ lệ thuế GTGT, TNCN được quy định cụ thể theo quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC.
* Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế là theo phương pháp khoán.
* Nếu HKD có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
III. Thời gian xác định doanh thu tính thuế và nộp thuế
– Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
– Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh(không hoạt động từ đầu năm)hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.
– Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Trên đây là cách tính thuế dành cho hộ kinh doanh cá thể. Mong bạn đọc theo dõi để biết cụ thể về cách tính thuế cho hộ kinh doanh của mình.