Hộ kinh doanh cá thể có được miễn thuế không?
1. Hộ kinh doanh cá thể phải đóng những loại thuế nào?
Theo quy định của Pháp luật, hộ kinh doanh cá thể phải nộp 3 loại thuế chính sau: lệ phí môn bài nộp theo mức thu nhập tháng; thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng nộp căn cứ doanh thu hàng năm
.
Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
2. Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
2.1. Thuế môn bài
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC), kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào doanh thu hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:
- Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp lệ phí môn bài 300.000 đồng/ năm;
- Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp lệ phí môn bài 500.000 đồng/ năm;
- Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp lệ phí môn bài 1.000.000 đồng/ năm.
Như vậy, nếu hộ kinh doanh chỉ có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì được miễn nộp lệ phí môn bài.
Ngoài ra có 3 trường hợp khác được miễn thuế môn bài là:
- Hộ kinh doanh sản xuất muối;
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định;
- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
Đối với trường hợp của bạn, hộ gia đình bạn chỉ được miễn lệ phí môn bài nếu có mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/ năm hoặc thuộc 3 trường hợp được miễn thuế nêu trên
Lưu ý: Nếu hộ kinh doanh mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
2.2. Thuế giá trị gia tăng
Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Hầu hết hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.
Theo khoản 25 điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 thì hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, nếu hộ gia đình bạn có mức doanh thu hằng năm dưới 500 triệu đồng nhưng trên 100 triệu đồng thì phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định.
2.3. Thuế thu nhập cá nhân
Theo khoản 1 Điều 2 và Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Theo khoản 1 Điều 3, thu nhập từ kinh doanh bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật là thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Quy định này cũng quy định rõ: “Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống”.
Như vậy, cá nhân kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế thua nhập cá nhân; nếu doanh thu thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
3. Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế ở đâu?
Hộ kinh doanh nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh phát sinh vướng mắc và có ý kiến phản hồi về doanh thu và mức thuế khoán thì liên hệ với cơ quan thuế quản lý để được giải đáp theo các cách sau:
+ Trường hợp: nộp Tờ khai thuế ổn định đầu năm (mẫu 01a/CNKD, 01b/CNKD, 01/CNKD) đến Tổ công tác tiếp nhận tờ khai thuế đặt tại UBND xã, phường.
+ Trường hợp hộ kinh doanh mới ra hoạt động kinh doanh hoặc có thay đổi về hoạt động kinh doanh như ngành nghề hoặc quy mô trong năm thì sẽ nộp Tờ khai thuế (mẫu 01/CNKD) phát sinh trong năm đến Đội thuế Liên phường quản lý, chậm nhất trong thời gian là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc có sự thay đổi về hoạt động kinh doanh.
+ Trường hợp hộ kinh doanh có đăng ký sử dụng hóa đơn quyển của cơ quan thuế, nộp Báo cáo sử dụng hoá đơn (mẫu 01/BC-SDHĐ-CNKD) theo quý đến Bộ phận “một cửa” của Chi cục Thuế quản lý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
+ Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn lẻ của cơ quan thuế nộp Tờ khai thuế (mẫu 01/CNKD) cùng với hồ sơ xin mua hóa đơn lẻ theo đúng quy định pháp luật thuế .
Ngoài ra có thể liên hệ trực tiếp đến Bộ phận Một cửa của chi cục Thuế hoặc gửi ý kiến đóng góp đến địa chỉ hòm thư điện tử của Chi cục Thuế được niêm yiết công khai tại Bộ phận Một cửa. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý sẽ có trách nhiệm giải đáp chậm nhất là trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi từ hộ kinh doanh.