Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Đăng ký kinh doanh hộ gia đình là cơ sở pháp lý xác định hộ gia đình đang tiến hành kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh của hộ gia đình theo hình thức “hộ kinh doanh” vẫn được điều chỉnh bằng pháp luật doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn điều kiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình.
1. Kinh doanh hộ gia đình là gì?
Kinh doanh hộ gia đình hay còn được gọi là Hộ kinh doanh. Kinh doanh hộ gia đình là một mô hình kinh doanh được pháp luật điều chỉnh bởi các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ hộ kinh doanh và các bên liên quan. Cụ thể, kinh doanh hộ gia đình được quy định tại Nghị định 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP 04/01/2021.
Kinh doanh hộ gia đình (hộ kinh doanh) được quy định tại điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP 04/01/2021 như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sẽ được cấp cho hộ nếu đáp ứng được những điều kiện dưới đây:
Ngành nghề muốn kinh doanh không thuộc các danh mực ngành nghề cấm kinh doanh của nhà nước.
Tên hộ kinh doanh phải bao gồm tên riêng và hộ kinh doanh. Trong đó tên riêng không được dùng bất cứ kí hiệu, từ ngữ vi phạm đến văn hóa, lịch sử, thuần phong mỹ tục.
Cần nộp lệ phí theo đúng quy định, lệ phí đăng ký kinh doanh hiện là 100.000đ/lần.
3. Hướng dẫn thủ tục Đăng ký kinh doanh hộ gia đình
a. Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Để tiến hành đăng ký kinh doanh hộ cá thể, đại diện hộ gia đình phải nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh, bao gồm:
b. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
Giấy này phải có các nội dung như: Tên hộ kinh doanh; địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại; email; Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân thành lập hộ…
Các giấy tờ chứng minh nhân thân của các thành viên hộ gia đình:
Bản sao của Thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực
LƯU Ý:
Nếu hộ kinh doanh do các cá nhân thành lập, thì trên các giấy tờ cần thiết phải có địa chỉ cư trú, chữ ký, đầy đủ bản sao CMND của các cá nhân; biên bản họp nhóm cũng cần có sự tham dự của các cá nhân này. Tương tự với trường hợp người thành lập hộ kinh doanh là hộ gia đình.
Đối với ngành, nghề cần có chứng chỉ hành nghề hay có vốn pháp định thì cần kèm theo bản sao hợp lệ các chứng chỉ, văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
4. Trình tự đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Nơi đăng ký kinh doanh:
Cá nhân/nhóm cá nhân/đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Thời gian nhận kết quả:
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp GIẤY CHỨNG NHẬN đăng ký hộ kinh doanh.
Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.
Sau khi đăng ký hộ kinh doanh:
Sau khi đăng ký hộ kinh doanh thì phải đăng ký mã số thuế và nộp thuế theo quy định của pháp luật.