- Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
- Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.
2. Vị trí pháp lý của hộ kinh doanh
Khoản 1 điều 66 nghị định 78/2015/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Đồng thời, điều 101 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.
Theo đó, hộ kinh doanh không phải là một chủ thể pháp lý. Các thành viên là cá nhân tham gia hộ kinh doanh đó mới là chủ thể pháp lý. Hộ kinh doanh chỉ là cách gọi chung cho những nhóm cá nhân kinh doanh với trách nhiệm vô hạn (“chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”).
Vì tất cả những điều đó, cá nhân kinh doanh là một chủ thể khác với công ty kinh doanh, dù trong khái niệm kinh tế thì hai chủ thể đều là doanh nghiệp, nhưng trong khái niệm pháp lý, những cơ chế và yêu cầu pháp lý đối với hai chủ thể này là khác hẳn. Có thể ví von hai loại hình kinh doanh này giống như gạo nếp, gạo tẻ, tuy cùng là gạo nhưng không thể cho chung vào nấu trong một nồi, vì mỗi loại có chức năng và lý do tồn tại riêng.
Hộ kinh doanh như một chủ thể doanh nghiệp không tồn tại trong Luật doanh nghiệp hiện hành, nhưng hộ kinh doanh thực chất đã có tư cách pháp lý trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật từ rất lâu rồi, nổi bật là trong Bộ luật dân sự. Cũng cần tính đến thực tế hộ kinh doanh là khái niệm sinh ra từ thực tiễn mang tính truyền thống và văn hóa của Việt Nam, bắt đầu từ “hộ gia đình”.
Các bộ luật dân sự năm 1995, 2005 đều có quy định về hộ gia đình và tổ hợp tác, tức mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của “hộ” có chức năng kinh doanh. Tuy từ “hộ” không còn giá trị trong mối quan hệ hiện đại và khái niệm hộ đã bị loại bỏ khỏi Bộ luật dân sự 2015 nêu trên (coi “hộ” chỉ là nhóm những cá nhân), chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận rằng, “hộ” kinh doanh đã tồn tại rất lâu trong thế giới pháp luật chúng ta và là một thực tiễn sống động không thể phủ nhận.
Nghị định 78/2015/NĐ-CP nói trên quy định về đăng ký doanh nghiệp cũng áp dụng cho cả cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình. Ngoài ra, các cá nhân đó khi tham gia hoạt động kinh doanh sẽ trở thành thương nhân theo quy định của Luật thương mại. Tóm lại, pháp lý cho cá nhân kinh doanh đã tương đối đầy đủ và rõ ràng, không cần làm rối thêm bằng cách đưa vào trong Luật doanh nghiệp nữa.
3. Đặc điểm của hộ kinh doanh
– Không có tư cách pháp nhân;
– Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là Cá nhân hoặc hộ gia đình;
– Hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm;
4.Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
- Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
5. Một số lưu ý khi làm thủ tục kinh doanh
- Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật cấp tỉnh.
– Được phép sử dụng không quá 10 lao động