Đơn xin mua hóa đơn áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể là gì? Đơn xin mua hóa đơn áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể dùng để làm gì? Mẫu đơn xin mua hóa đơn áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể 2021 mới nhất? Hướng dẫn đơn xin mua hóa đơn áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể? Các vấn đề pháp lý về mua hóa đơn áp dung cho hộ kinh doanh cá thể?
1. Quy định bán hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể
Căn cứ khoản 2 Điều 12Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ hướng dẫn:
“Cơ quan thuế bán hoá đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng.
Sổ lượng hoá đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển năm mươi (50) số cho mỗi loại hoá đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hoá đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, sổ lượng hóa đơn đã sử dụng đế quyết định số lượng hoá đơn bán lần tiếp theo.
Đối với các lần mua hoá đơn sau, sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn, tình hình kê khai nộp thuế và đề nghị mua hoá đơn trong đơn đề nghị mua hoá đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hoá đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày. Số lượng hoá đơn bán cho tồ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hoá đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.
Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kình doanh hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không thu tiền... ”
Căn cứ Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh:
+ Tại tiết a Khoản 1 Điều 2 hướng dẫn nguyên tắc áp dụng phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:
“a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.”
+ Tại Khoản 1 Điều 3 hướng dẫn nguyên tắc áp dụng phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh:
“1. Nguyên tắc áp dụng
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh gồm: cá nhân cư trú có phát sinh doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điếm kinh doanh cố định; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân.
Kinh doanh không thường xuyên được xác định tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn hình thức khai thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này hoặc khai thuế theo từng lần phát sinh hướng dẫn tại Điều này.
Địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh như: địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi, …”
+ Tại Điều 6 hướng dẫn khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:
“1. Nguyên tắc khai thuế
…b) Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn theo quý…
2. Hồ sơ khai thuế
– Cá nhân nộp thuê khoản khai thuế đối với doanh thu khoán theo Tờ khai mẫu sổ 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì cá nhân khai doanh thu theo hóa đơn vào Báo cáo sử dụng hoá đơn theo mâu sổ 01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này và không phải lập, nộp Báo cáo sử dụng hoá đơn ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính… ”
+ Tại Điều 7 hướng dẫn khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh:
Hồ sơ khai thuế đổi với cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh gồm:
– Tờ khai theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.
– Bản chụp hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hoá, dịch vụ (nếu có);
– Bản chụp biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng (nếu có);
– Bản chụp tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá (nếu có) như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nêu là hàng hoả nông sản trong nước;…”
Căn cứ hướng dẫn trên:
+ Trường hợp cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định thuộc đối tượng nộp thuế theo từng lần phát sinh nếu có tổng doanh thu từ kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.
Cá nhân kinh doanh có nhu cầu sử dụng hoá đơn thì Chi cục Thuế bán cho cá nhân hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh theo quy định.
+ Trường hợp cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán nhưng không kê khai doanh thu khoán, mức thuế khoán thì Chi cục Thuế thực hiện ấn định doanh thu khoán theo quy định.
2. Đơn xin mua hóa đơn áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể dùng để làm gì?
Đơn đề nghị mua hóa đơn là yêu cầu buộc phải có với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh thuộc đối tượng mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành và phải kèm theo các giấy tờ khác, bao gồm:
Giấy chứng minh nhân dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.
Văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc quyết định thành lập của các cơ quan có thẩm quyền.
Đơn xin mua hóa đơn áp dụng cho hộ kinh doanh là văn bản do hộ kinh doanh (người đi mua hóa đơn) gửi tới cơ quan thuế nhằm đề nghị mua hóa đơn khi có nhu cầu.
Đơn xin mua hóa đơn áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể bày tỏ ý chí “giao kết hợp đồng” với cơ quan thuế đối với hóa đơn, cũng là cơ sở để cơ quan thuế quản lý các cơ sở kinh doanh, hộ gia đình.
3. Mẫu đơn đề nghị mua hóa đơn mới nhất
Mẫu đơn đề nghị mua hóa đơn mới nhất hiện là mẫu hóa đơn đề nghị để mua hóa đơn được đính kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Để xem mẫu đơn đề nghị mua hóa đơn mới nhất, đúng nhất, bạn có thể tìm xem trong Thông tư 39/2014/TT-BTC hoặc có thể xem ngay mẫu đơn mà chúng tôi đã cập nhật ở bên dưới:
Mẫu đơn đề nghị mua hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC Tải về
4. Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị mua hóa đơn nhanh chóng, chính xác
Đối với cách viết mẫu hóa đơn đề nghị mua hóa đơn sao cho đúng, chính xác thì bạn chỉ cần điền các thông tin đúng như được yêu cầu. Cụ thể, từ Mục 1 - 9 thì nội dung yêu cầu điền đã rất rõ ràng, bạn chỉ cần điền đúng như thông tin yêu cầu là xong.
Còn với phần II, để điền vào bảng số lượng hóa đơn, chứng từ đề nghị mua thì bạn phải phân biệt rất rõ ràng xem hiện doanh nghiệp mình đang làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý hay theo năm để có thể điền số liệu cho chính xác.
Chẳng hạn như doanh nghiệp của bạn đang sử dụng kê khai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý thì bạn điền thông tin trong bảng như sau:
- STT: Bạn đánh số thứ tự từ lớn đến bé các dòng kê khai
- Loại hóa đơn, chứng từ: Điền tên hóa đơn, chứng từ bạn muốn mua
- Tồn đầu kỳ trước: Điền số hóa đơn chưa sử dụng hết của quý liền trước của quý trước quý phát sinh mua hóa đơn. Ví dụ: Bạn muốn mua hóa đơn vào quý 3/2018, thì kỳ trước của quý 3 chính là quý 2 và số tồn đầu kỳ của quý 2 cũng tương ứng với số tồn cuối kỳ của quý 1.
- Số lượng mua kỳ trước: Tương tự như ví dụ trên thì số lượng mua kỳ trước của quý 3 sẽ là số lượng mua trong quý 2. Trường hợp quý 2 không có phát sinh mua thì điền là 0.
- Sử dụng trong kỳ: Kê khai chi tiết số lượng hóa đơn đã sử dụng ở kỳ liền trước kỳ phát sinh mua, như ví dụ trên thì chính là số lượng hóa đơn sử dụng ở quý 2.
- Còn cuối kỳ: Số lượng tồn của cuối kỳ liền trước kỳ phát sinh mua.
- Số lượng mua kỳ này: Điền số lượng hóa đơn kỳ này doanh nghiệp bạn muốn mua.
- Sau khi kê khai hoàn tất, bạn phải ký vào tờ đơn đề nghị để đảm bảo tính pháp lý của văn bản này.
Trên đây, einvoice đã cập nhật đến bạn mẫu đơn đề nghị mua hóa đơn mới nhất theo Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, đồng thời hướng dẫn cách viết loại mẫu đơn đề nghị để mua hóa đơn này.