Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Mẫu giấy phép kinh doanh hộ gia đình

Mẫu giấy phép kinh doanh hộ gia đình

Mô hình kinh doanh hộ gia đình ngày càng phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều chủ hộ kinh doanh vẫn còn thắc mắc về mẫu giấy phép kinh doanh hộ gia đình. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cụ thể đến bạn đọc.

1. Giấy phép kinh doanh hộ gia đình là gì?

Mẫu giấy phép kinh doanh hộ gia đình


Căn cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì có thể hiểu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là Giấy chứng nhận do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác để xác nhận tư cách chủ thể kinh doanh và quyền kinh doanh trong một hoặc một số ngành nghề nhất định của họ.

2. Mẫu giấy phép kinh doanh hộ gia đình mới nhất

Mẫu giấy phép kinh doanh hộ gia đình


Mẫu giấy phép kinh doanh hộ gia đình có tên chính xác Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sẽ thể hiện các thông tin sau:

+ Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

+ Mã số Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

+ Ngày cấp lần đầu và ngày cấp mới (nếu có).

+ Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa).

+ Địa chỉ kinh doanh cùng với các thông tin liên hệ khác gồm số điện thoại, fax, email, website.

+ Ngành nghề kinh doanh.

+ Vốn điều lệ.

+ Họ và tên đại diện hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa).

+ Các thông tin trên Giấy tờ chứng thực cá nhân của đại diện hộ kinh doanh.

3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Mẫu giấy phép kinh doanh hộ gia đình


– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

– Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh;

– Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;

– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

4. Những quy định cần lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh ?

Mẫu giấy phép kinh doanh hộ gia đình


a. Tên gọi của hộ kinh doanh (Điều 73, Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp):

Khi đăng ký hoạt động hộ kinh doanh, đồng thời với đó là việc đăng ký tên cho hộ kinh doanh, việc lựa chọn một tên gọi cho cơ sở kinh doanh của mình là do các thành viên trong hộ kinh doanh quyết định, tuy nhiên việc lựa chọn tên gọi đó đồng thời cũng phải tuân theo quy định của pháp luật về tên gọi của hộ kinh doanh. Cụ thể:

- Mỗi hộ kinh doanh có một tên gọi riêng, tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

+ Loại hình “Hộ kinh doanh”;

+ Tên riêng của hộ kinh doanh.

- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

Như vậy, về tên gọi hộ kinh doanh, cũng giống như tên gọi của các Công ty TNHH và Công ty cổ phần, nếu công ty trách nhiệm hữu hạn phải có cụm từ " Công ty TNHH", Công ty cổ phần phải có cụm từ " Công ty Cổ phần" thì tên gọi hộ kinh doanh cũng yêu cầu phải có cụm từ " Hộ kinh doanh" trong tên gọi. Đây là phần bắt buộc phải có, còn đối với phần tên riêng là phần các thành viên trong hộ kinh doanh thỏa thuận quyết định lựa chọn sao cho không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. 

Và lưu ý quan trọng khi đặt tên cho hộ kinh doanh là tên lựa chọn đặt không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong phạm vi huyện, vì nếu đặt tên trùng, hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ bị trả thông báo do trùng tên, khi đó chủ hộ kinh doanh phải mất thời gian lần hai để bàn bạc với các thành viên lựa chọn một tên gọi khác phù hợp. 

Vậy nên trước khi quyết định sử dụng tên gọi cho hộ kinh doanh của mình, các thành viên nên kiểm tra xem tên đó có bị trùng với bất kỳ hộ kinh doanh nào khác trong huyện hay chưa, và việc sử dụng các chữ cái, ký hiệu trong tên gọi đó có phù hợp với quy định của pháp luật về tên gọi hộ kinh doanh.

b. Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh ( Điều 74):

Ngành, nghề kinh doanh được ghi trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh là các ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật được phép kinh doanh, không thuộc các trường hợp bị cấm kinh doanh.

- Danh mục ngành nghề kinh doanh được quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Hộ kinh doanh được phép kinh doanh các ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề theo quy định. Trường hợp hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

- Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành (Hệ thống ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cả Luật đầu tư).