Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Số lượng thành viên của hộ kinh doanh

Số lượng thành viên của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là một mô hình kinh doanh nhỏ, ít gặp phải những rủi ro. Tuy nhiên, với nhu cầu và định hưởng mở rộng quy mô kinh doanh. Khi thành lập hộ kinh doanh, nhiều chủ kinh doanh vẫn luôn thắc mắc về số lượng thành viên tối đa. Vậy quy định số lượng thành viên như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

1. Những quy định mới về hộ kinh doanh

a. Đăng ký hộ kinh doanh

Căn cứ Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

1) Quy định 2 tối tượng được phép thành lập là cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình. Như vậy, nghị định này đã giới hạn về chủ thể được thành lập đó là đã giới hạn trường hợp “một nhóm người” có thể là chủ thể thành lập. Đây là một điểm mới giúp cho cơ quan chức năng có thể kiểm soát được các đối tượng đã đăng ký thành lập loại hình kinh doanh này.

2) Hạn chế một số chủ thể không được thành lập hộ kinh doanh đó là: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Số lượng thành viên của hộ kinh doanh


b. Địa điểm kinh doanh

Căn cứ Khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/ NĐ-CP quy định: Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm chỉ cần chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở chính của hộ kinh doanh và phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Quy định mới đã cho phép mọi hộ kinh doanh đều được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm thay vì giới hạn là chỉ những hộ kinh doanh buôn chuyển, kinh doanh lưu động mới được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký. Việc này giúp nhiều hộ kinh doanh khi muốn mở rộng quy mô hoạt động có thể kinh doanh tại nhiều nơi góp phần giúp phát triển mô hình kinh doanh này.

2. Số lượng thành viên của hộ kinh doanh

Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh chỉ có tối đa 10 lao động. Nếu trên mức này, hộ kinh doanh bắt buộc phải chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi Nghị định 01/2021 được ban hành đã không hề nhắc gì đến quy định giới hạn này.

Số lượng thành viên của hộ kinh doanh


Cụ thể, theo Điều 79, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Như vậy, có thể thấy, từ 04/01/2021, hộ kinh doanh không bị giới hạn số lượng lao động như trước đây.

3. Những địa điểm hộ kinh doanh được phép hoạt động

Trước đây, theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.
Bên cạnh đó, chỉ cho phép kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động (theo Điều 72 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).

Số lượng thành viên của hộ kinh doanh


Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã chính thức cho phép hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm, cụ thể:

“2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại."

Tuy nhiên, dù hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng hộ kinh doanh phải lựa chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở chính.

4. Thay đổi và bổ sung trường hợp thu hồi GCN đăng ký hộ kinh doanh

Số lượng thành viên của hộ kinh doanh


Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về những trường hợp thu hồi GCN đăng ký hộ kinh doanh như sau:

- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo.

- Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế (bổ sung thêm cơ quan thông báo là Cơ quan thuế so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP).

- Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.

- Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập.

- Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản (trước đây chỉ quy định trường hợp không gửi báo cáo khi được cơ quan cấp huyện yêu cầu).

- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật (bổ sung mới).